Làm chủ Excel trong 3h

BẠN CÓ BIẾT?

bạn có biết về excel95% dân văn phòng dùng Excel cho công việc hàng ngày!
bạn có biết về excelExcel chuyên nghiệp giúp bạn làm việc nhanh và hiệu quả hơn!
bạn có biết về excelExcel chuyên nghiệp giúp bạn tạo nhiều cơ hội thăng tiến hơn!
bạn có biết về excelBạn đã sẵn sàng với khóa học đặc biệt này chưa?



NỘI DUNG KHÓA HỌC

1. Trải nghiệm hiệu quả công việc với Excel chuyên nghiệp
2. Nguyên lý vận hành Excel
3. Tổng quát thanh công cụ
4. Tổng quát các hàm cơ bản và phương pháp ứng dụng liên kết các hàm.
5. Học và ứng dụng chuyên sâu: Pivot table, Vlookup, Trị tuyệt đối.
 Đây là nội dung rất thực tế từ nhu cầu công việc của doanh nghiệp, không phải là kiến thức sách vở. Giảng viên là anh Bruce Hoàng với hơn 13 năm kinh nghiệm làm việc cho các tập đoàn quốc tế sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm và kiến thức thực tế và khác biệt.

MỘT SỐ THAO TÁC VỚI EXCEL CHUYÊN NGHIỆP

XUẤT DỮ LIỆU SANG BÁO CÁO
LỌC SỐ LIỆU SAI CÔNG THỨC
XUẤT BẢNG TÍNH SANG DẠNG ẢNH

THÔNG TIN & ĐĂNG KÝ

1. Chủ đề: LÀM CHỦ EXCEL CHUYÊN NGHIỆP TRONG 3H
2. Thời lượng: 3 giờ học
3. Thời gian: Chủ nhật 8h30 – 11h45 Chủ nhật 13/03/2016
4. Địa điểm: Phòng 201 nhà số 4 ngõ 108B Nguyễn Trãi, Q.Thanh Xuân
5. Học phí: 300.000vnđ. MIỄN PHÍ cho 20 học viên đăng ký đầu tiên.
7. Điện thoại: 094 367 0164 - 04 626 02347
Xem Thêm »

Học Xuất Nhập Khẩu thực tế từ A - Z

TIỀM NĂNG CỦA NGÀNH XUẤT NHẬP KHẨU

Năm 2015 được đánh dấu bằng sự kiện kinh tế Việt Nam chính thức gia nhập TPP, trước cơ hội này sẽ có rất nhiều các tập đoàn, công ty đổ bộ vào Việt Nam đầu tư nhà máy sản xuất sau đó phục vụ trong nước và xuất đi các nước khác ( phục vụ số đông là khu vực Asian). Không chỉ có vậy, bản thân các công ty Việt Nam cũng có nhiều cơ hội để xuất nhập khẩu hàng hóa với mức thuế về 0%. Chỉ một cú hích kinh tế vĩ mô này thôi nhưng nó ảnh hưởng đến chính bản thân chúng ta nói chung và những người làm xuất nhập khẩu nói riêng. Rào cản gia nhập ngành càng cao thì mức độ cạnh tranh sẽ thấp, bạn có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm hơn với thu nhập tốt hơn. Nghề xuất nhập khẩu là nghề “HOT” ở cả hiện tại và tương lai, được coi là cần nghiệp vụ chuyên môn sâu hơn, “khó” hơn so với một số ngành nghề khác, tất nhiên sẽ không có gì là khó khi bạn được đào tạo bài bản từ lý thuyết đến thực hành bởi chính những cá nhân xuất sắc trong lĩnh vực này đến từ các vị trí chủ chốt trong các doanh nghiệp Xuất-nhập khẩu.

Xuất nhập khẩuMặt bằng chung mức lương cho nghề xuất nhập khẩu (6-15 triệu) cao hơn so với mặt bằng chung hiện nay (4-6 triệu)

Xuất nhập khẩu Cơ hội được đi công tác nước ngoài mở rộng hiểu biết

Xuất nhập khẩu Vận dụng khả năng giao tiếp linh hoạt

Xuất nhập khẩu Làm việc văn phòng với các thiết bị hiện đại

Xuất nhập khẩu Làm việc với nhiều đối tác, cơ quan, tổ chức, hiệp hội.

Xuất nhập khẩuĐầu tư ít, thu lợi nhiều: khoản đầu tư cho khóa học cạnh tranh chỉ bằng ¼ tháng lương chính thức

AI NÊN THAM GIA KHÓA HỌC NÀY

Nếu bạn đã làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu:
tickBạn cần phải nâng cao kỹ năng hiện có và am hiểu về nghiệp vụ hơn
tickHiểu biết từ tổng thể đến chi tiết quy trình đưa hàng từ nhà máy đến kho bãi của khách hàng, có thể làm được nhiều loại hình xuất nhập khẩu hơn (để phục vụ tốt cho nhu cầu của công ty bạn, ví dụ từ loại hình kinh doanh sẽ thêm mảng XNK tại chỗ - bán cho các khu chế xuất của doanh nghiệp FDI, từ chỉ nhập hàng giờ công ty bạn sẽ xuất khẩu hàng hóa)
tick Có được những kiến thức này, bạn hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn công việc và vị trí mong muốn cũng như nắm được thế chủ động, tự tin trong các cuộc phỏng vấn, yêu cầu tăng lương hoặc chia sẻ kiến thức cho người khác.

Nếu bạn chưa từng làm trong lĩnh vực này, bạn chưa có kinh nghiệm thực tế, thậm chí bạn chưa hề có hiểu biết về lĩnh vực này trước đây?
Tin vui nhé! Bạn đang có vô số cơ hội nghề nghiệp phía trước để lựa chọn như:
tickNhân viên mua hàng
tickNhân viên nhập khẩu
tickNhân viên Sales cước vận tải
tickNhân viên xuất khẩu
tickNhân viên chứng từ
tickNhân viên XNK hiện trường
tickNhân viên phòng thanh toán quốc tế tại ngân hàng
tickNhân viên tại văn phòng đại diện của các hãng tàu, đại lý vận chuyển quốc tế


Làm thế nào để bạn tự tin ứng tuyển vào các vị trí hấp dẫn đó?
Chúng tôi mang đến cho bạn: 
tickCơ hội tích lũy kiến thức đầy đủ, cô đọng và dễ hiểu nhất, kể cả đối với người mới bắt đầu
tickHọc thật – làm thật: Cơ hội được thực hành thực tế tại doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Được đi thực tế tại các xưởng sản xuất, nhận hàng tại chi cục hải quan (các kho ngoại quan hoặc cảng Hải Phòng…) nhập hàng, xuất hàng, đóng gói hàng hóa, đóng container
tickCác viết CV tạo sự khác biệt, hấp dẫn nhà tuyển dụng và cách làm chủ các cuộc phỏng vấn tuyển dụng.
.

PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO

Xuất nhập khẩuCoi học viên như nhân viên học việc, thử việc
Xuất nhập khẩuĐào tạo 1 lý thuyết 1 thực hành, dễ hiểu, nhớ lâu và không gây nhàm chán
Xuất nhập khẩuĐược trải nghiệm thực tế qua các buổi làm việc trực tiếp ở các chi cục Hải quan, kho cảng.
Xuất nhập khẩuĐảm bảo bằng giá trị thực tế học viên nhận được

LỢI ÍCH SAU KHI HỌC

Xuất nhập khẩu    Được bật mí các bí quyết để làm việc hiệu quả và chính xác, kịp thời, giúp bạn trở nên “pro” hơn trong mắt mọi người
Xuất nhập khẩuĐược nâng cao kĩ năng hiện tại và thực hành những gì bạn chưa có cơ hội tiếp cận trước đây
Xuất nhập khẩuGiúp bạn có cái nhìn tổng quan về toàn bộ chuỗi cung ứng (Supply chain) trong XNK, hiểu rõ phần việc của mình và hiểu được những gì người khác làm
Xuất nhập khẩuĐược thực hành thực tế tại doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Được đi thực tế tại các xưởng sản xuất, nhận hàng tại chi cục hải quan (các kho ngoại quan hoặc cảng Hải Phòng…) nhập hàng, xuất hàng, đóng gói hàng hóa, đóng container.
Xuất nhập khẩuĐược làm bài test khám phá bản thân, tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu phù hợp với yêu cầu công việc
Xuất nhập khẩuĐược tư vấn tận tình và hướng dẫn cách làm CV, nộp hồ sơ hiệu quả cũng như cách trả lời phỏng vấn tự tin
Xuất nhập khẩuĐược cấp giấy xác nhận hoàn thành khóa học cùng với thư nhận xét/khen ngợi/đánh giá năng lực giúp bạn tăng giá trị của mình ở công việc hiện tại cũng như là điểm cộng trong các cuộc phỏng vấn sắp tới
Xuất nhập khẩuCó thư xác nhận thực tập theo năng lực và khả năng của từng cá nhân (dành cho các bạn sinh viên năm cuối)
Xuất nhập khẩuCó trao thưởng cuối khóa đối với các bạn học viên đạt thành tích tốt trong quá trình học tập và làm việc.

NỘI DUNG KHÓA XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN NGHIỆP

  1. Tổng quan về các công việc xuất nhập khẩu. Mối liên hệ với các phòng ban khác trong tổ chức. Cơ hội và thách thức với nghề xuất nhập khẩu.
  2. Năng lực cần có của nhân viên xuất nhập khẩu (kỹ năng, kiến thức, thái độ là gì…)
  3. Hiểu biết chung về các trang web thương mại điện tử: tìm hiểu những trang web thông dụng (B2B) - phân tích ưu, nhược điểm mỗi trang, danh bạ website các hiệp hội, cơ quan, tổ chức để tìm kiếm khách hàng và các nhà cung cấp. Kỹ năng sử dụng Google hiệu quả khi tìm kiếm khách hàng/nhà cung cấp.
  4. Tìm hiểu về Incoterm và các điều kiện giao hàng, lựa chọn điều kiện phù hợp.
  5. Quy trình đầy đủ khi xuất/ nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển/ hàng không/ tiểu ngạch.
  6. Cách viết email chào hàng, thư hỏi hàng nhằm tiếp cận khách hàng, khai thác và xử lý thông tin khách hàng, xác định đối tác có thể nhà cung cấp/ người mua tiềm năng.
  7. Các loại hình xuất/ nhập khẩu thường dùng trong thực tế, cách tính giá xuất/nhập bao gồm các chi phí cố định/chi phí linh động, định tính và định lượng giá cả khi làm báo giá, đàm phán giá, quy tắc khi làm báo giá và đưa ra báo giá xuất khẩu, cách chọn báo giá tốt khi nhập khẩu.
  8. Soạn thảo hợp đồng, chuẩn bị và kiểm tra chi tiết sự hợp lý bộ chứng từ thông quan (hóa đơn thương mại, packing list, B/L, hợp đồng sơ bộ, hợp đồng nguyên tắc, SI gửi hãng tàu).
  9. Bộ chứng từ xin cấp C/O để xuất khẩu và kiểm tra mẫu C/O hợp lệ để được giảm thuế nhập khẩu, các loại giấy tờ khác như giấy kiểm dịch, xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu của các ban ngành liên quan.
  10. Cách chọn hãng tàu, liên lạc xin báo giá hãng tàu và các công ty logistic, kinh nghiệm làm việc với các công ty vận tải để lựa chọn báo giá tốt nhất. Nắm các loại phí và phụ phí vận tải cho 1 lô hàng.
  11. Cách tra mã HS và chọn mã HS có lợi nhất
  12. Lựa chọn các kênh liên lạc với khách hàng, nhà cung cấp phù hợp và hiệu quả.
  13. Các hình thức thanh toán thông dụng (TT,LC,DA/DP…), đặc điểm của từng hình thức, ưu nhược điểm, một số trường hợp cụ thể thanh toán tại một số nước, chuẩn bị bộ chứng từ thanh toán phù hợp với hình thức thanh toán.
  14. Các loại rủi ro trong vận tải, các điều kiện bảo hiểm, tính toán chi phí bảo hiểm cho 1 lô hàng.
  15. Cách đăng ký tài khoản khai hải quan điện tử, chữ ký số, cài đặt và sử dụng phần mềm khai hải quan điện tử mới nhất hiện nay (VNACCS).
  16. Các kỹ năng tin học cần thiết với người làm xuất nhập khẩu: Dropbox, google driver, outlook, word, excel, pdf…
  17. Các hình thức thư tín thương mại để chăm sóc khách hàng/ nhà cung cấp: thư thăm hỏi, chăm sóc khách hàng, hậu mãi, chúc mừng, thông báo thay đổi trụ sở, nhân viên, trình bày thư tín chuyên nghiệp, hiện đại.
  18. Các công việc cần set up cho 1 công ty xuất nhập khẩu mới thành lập để nhập/ xuất hàng với thời gian ngắn nhất.
  19. Giới thiệu về cách thức hạch toán/kế toán của doanh nghiệp XNK.
  20. Cách viết CV nói chung và vị trí liên quan đến xuất nhập khẩu nói riêng, kỹ năng cần thiết để chinh phục nhà tuyển dụng.
Bạn muốn trở thành một ứng viên được đánh giá nổi bật hơn các ứng viên khác bằng cách để lòng nhiệt huyết và kinh nghiệm của chúng tôi giúp bạn nâng cao trình độ và kỹ năng của mình rồi chứ?
Đăng kí ngay để nhận được nhiều ưu đãi đặc biệt chỉ dành cho những học viên thông minh nhất, biết đón đầu cơ hội!

THÔNG TIN LỚP HỌC & ĐĂNG KÝ

  1. Khoản đầu tư: 2.500.000/1 người/15 buổi++
  2. Tối đa 20 học viên/ lớp
  3. Vì các bạn là những người ham học hỏi và muốn phát triển sự nghiệp, chúng tôi hiểu điều đó! Tặng ngay 4 khóa đào tạo cho tất cả các bạn đăng kí ngay hôm nay:
    1. Kỹ năng “thôi miên” nhà tuyển dụng ngay từ vòng tuyển hồ sơ: viết thư ứng tuyển lôi cuốn và CV thực sự ấn tượng
    2. Kỹ năng chinh phục nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn
    3. Làm chủ Excel chỉ trong 3h – bạn sẽ trở nên xuất sắc và nổi bật vì kỹ năng excel tuyệt vời của mình
    4. Khóa học Tiếng Anh Xuất Nhập Khẩu với người bản ngữ (100% bản ngữ)
  4. Có thể hướng dẫn thêm cho đến khi nào làm được việc
  5. Bạn được học thử buổi đầu tiên
  6. Cam kết hoàn lại 100% học phí nếu hoàn thành khóa học mà bạn không cảm thấy hài lòng
Đăng ký ngay tại đây.
Xem Thêm »

CÁCH LÀM BÁO GIÁ XUẤT NHẬP KHẨU


Chi phí, giá cả và lập hoá đơn khi xuất khẩu
Chi phí, giá cả và lập hoá đơn khi xuất khẩu
Chi phí, giá cả và lập hoá đơn khi xuất khẩu Chi phí và giá xuất khẩu – Chi phí sản xuất bao gồm các thành tố của chi phí cố định (ví dụ khấu hao tài sản cố định – được hiểu là những tài sản có giá trị trên 5 triệu đồng và được sử dụng hơn một năm
Chi phí, giá cả và lập hoá đơn khi xuất khẩu
Chi phí và giá xuất khẩu – Chi phí sản xuất bao gồm các thành tố của chi phí cố định (ví dụ khấu hao tài sản cố định – được hiểu là những tài sản có giá trị trên 5 triệu đồng và được sử dụng hơn một năm
ví dụ như máy móc và nhà xưởng) và chi phí khả biến (chi phí nguyên liệu, vận tải và nhân công).

Tuy nhiên, trên thực tế chúng ta cần phải xem xét đến rất nhiều loại chi phí khác khi tính toán giá thành sản phẩm theo những điều kiện giao hàng khác nhau (FOB, CIF…). Trước khi đàm phán với khách hàng, bạn cần phải cộng hết tất cả những chi phí trên vào giá thành sản phẩm.
 
Bạn sẽ gặp vấn đề lớn nếu định giá hàng xuất khẩu theo công thức chi phí sản xuất cộng thêm mức lãi 15%. Về mặt kỹ thuật, bạn chỉ mới tính được giá xuất xưởng (Ex Works) – bao gồm chi phí sản xuất cộng với số phần trăm lãi nhất định, sau đó dùng giá này làm giá FOB để chào khách hàng. Đây là phương pháp được dùng phổ biến nhưng nó khá xa vời so với thực tế. Vì thực ra giá thị trường theo cách tính toán này có thể quá thấp hoặc quá cao do bạn đã không lưu ý tới nhiều chi phí khác như phí hải quan, vận chuyển nội địa, số lượng hàng của các đơn hàng xuất khẩu…
 
Kỹ thuật định giá tốt hơn là dựa trên cách tính toán rất đơn giản. Một là, bạn có thể sử dụng phương pháp định giá dựa trên chi phí bằng cách lấy giá thành cộng với các khoản chi phí khác để đưa sản phẩm tới được tay khách hàng – giá này được gọi là giá bán. Cách thứ hai là bạn lấy mức giá đã có sẵn trên thị trường trừ đi tất cả các chi phí liên quan cho đến khi bạn có được mức giá cho sản phẩm của mình.
 
Như vậy, vấn đề đặt ra là bạn phải xác định rõ phương pháp áp dụng để tính giá sản phẩm. Việc xác định này còn phụ thuộc vào loại sản phẩm bạn bán ra trên thị trường. Về cơ bản, nếu bạn cho rằng sản phẩm của mình là sản phẩm mới trên thị trường thì bạn hoàn toàn có thể tự định giá sản phẩm dựa trên chi phí làm ra sản phẩm đó cũng như mức lợi nhuận mong muốn.
 
Ngay cả trong trường hợp đó, bạn cũng cần phải xem xét đến các sản phẩm thay thế hiện có trên thị trường. Lấy ví dụ ga trải giường được làm từ sợi tre kết hợp những hoạ tiết thêu tinh xảo. Đây là một loại sản phẩm rất độc đáo và bạn chắc chắn có nhiều cơ hội để đưa ra mức giá cao. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng khách hàng cũng có thể chuyển sang mua ga trải giường bằng chất liệu lụa để thay thế và thêm vào những hoạ tiết thời trang, sáng tạo để tăng giá trị của sản phẩm.
 
Để xác định mức giá cho sản phẩm theo phương pháp tính giá theo chi phí, bạn nên tìm hiểu các yếu tố khác nhau cấu thành chi phí (không chỉ đơn giản là cộng thêm 15% lợi nhuận như đã nói ở trên). Việc xác định các yếu tố cấu thành chi phí phụ thuộc vào điều kiện giao hàng sẽ được đề cập ở phần sau). Dưới đây là bảng mô tả các yếu tố cấu thành chi phí cần phải cộng thêm khi giao hàng theo điều kiện FOB và CIF.
 Các yếu tố cấu thành chi phíChi phí (US$) /Cộng thêm (%)Giá
(US$)
1Chi phí nhà xưởng hoặc chi phí sản xuất (chi phí nhân công, nguyên vật liệu, đóng gói, và các chi phí khác…)1.01.0
2Lợi nhuận của nhà sản xuất20%0.2
 Giá bán của nhà sản xuất/Giá giao tại xưởng (1+2+3)1.2
3Vận chuyển nội địa (ví dụ tới cảng Hải Phòng) bao gồm xếp hàng và dỡ hàng0.31.5
4Phí làm thủ tục hải quan/ thủ tục xuất khẩu, phí thuê đại lý xuất khẩu0.11.6
5Chi phí nhập cảng (thường là các trạm hàng lẻ CFS)0.11.7
 FOB Hải phòng1.7
6Cước vận chuyển và Bảo hiểm0.21.9
 CIF tại cảng đến1.9
7Chi phí tại cảng đến (DDC-destination delivery charge, hệ thống AMS (hệ thống khai báo trước…)0.12.0
 Giá dỡ lên bờ tính cho người nhập khẩu2.0

Nếu khách hàng cho rằng giá bán của bạn quá cao và yêu cầu bạn xem xét lại, hãy coi đó là cơ hội để kiểm tra phương pháp tính giá của mình. Bạn cần lưu ý rằng một hệ thống tính giá hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu chỉ đơn giản tính đến việc giảm giá và lợi nhuận thì bạn đã hoàn toàn sai lầm. Dưới đây là một số vấn đề bạn cần cân nhắc khi xem xét tính giá:
  • Cước phí vận tải có ở mức cạnh tranh nhất không? (Bạn có chắc công ty vận tải/ giao nhận đang sử dụng có ưu thế cạnh tranh nhất về giá không?)
  • Thời hạn giao hàng cam kết có đủ để bạn thay đổi công ty vận tải/ giao nhận có cước phí thấp hơn nhưng thời gian giao hàng dài hơn không? Liệu khách hàng của bạn có chấp nhận sự thay đổi này không?
  • Người mua có thể đề nghị các công ty vận tải/ đại lý giao nhận có mức cước thấp hơn hay không? Nếu có, họ có chấp nhận giá FOB chào bán của bạn không?
Bạn đã bao giờ chào giá bán theo phương pháp dựa trên số lượng chưa (đặc biệt là theo
  • hình thức giao hàng lẻ LCL[1])? Có nên gợi ý cho khách hàng mua với số lượng nhiều để giảm cước phí cũng như những chi phí làm hàng khác (phí hải quan, phí xếp hàng lẻ vào kho – CFS, phí vận chuyển nội địa…) hay không?
  • Bạn có thể đóng gói nhiều hàng nhưng vẫn giảm được tối thiểu thể tích không?
  • Bạn có nhiều cơ hội để giảm chi phí đơn vị không (xem xét tình hình sản xuất, năng suất, các chi phí dành cho marketing)?
Một phương pháp khác để tính giá là bắt đầu từ giá bán. Là một nhà xuất khẩu ở nước đang phát triển, bạn hoàn toàn có thể định giá theo mức giá có sẵn thay vì phải định giá mới cho sản phẩm. Xét trong trường hợp này, bạn có thể:
  • Tìm hiểu giá thị trường hiện tại để đưa ra những sản phẩm cạnh tranh hơn hoặc sản phẩm thay thế ở các thị trường mục tiêu;
  • Liệt kê tất cả các yếu tố của giá thị trường như thuế Giá trị gia tăng (VAT), số tiền chênh lệch cho các thương nhân và nhà nhập khẩu, thuế nhập khẩu, cước vận chuyển và tiền bảo hiểm…;
  • Tính toán từ trên xuống dưới, trừ đi tất cả các yếu tố hình thành nên giá thị trường của sản phẩm để xác định giá giao tại xưởng – “Ex Works” (trước đây gọi là “giao tại nhà máy – “Ex Factory” hoặc “giao tại nhà kho” – ex warehouse);
  • Tính toán xem liệu doanh nghiệp của bạn có thể đáp ứng được mức giá này hay không.
Cách nâng giá của nhà nhập khẩu và người bán lẻ thay đổi phụ thuộc vào các phân đoạn thị trường và kênh phân phối. Bảng bên dưới sẽ mô tả cách tính toán giá bán gần đúng:
 Giá dỡ lên bờ tính cho người nhập khẩu2.0
1Thuế nhập khẩu (10% giá dỡ lên bờ)0.2 
2Giá giao khi hàng cập cảng 2.2
3Nâng giá của người bán buôn (chi phí nhà kho, phân phối, marketing, lợi nhuận)80% 
4Giá bán buôn 4.0
5Nâng giá của người bán lẻ (tiền cửa hàng, tiền lương trả nhân viên, chi phí quảng cáo, lợi nhuận…)100% 
 Giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng8.0

Nếu mức giá của bạn cạnh tranh hơn rất nhiều so với đối thủ cạnh tranh thì bạn nên chào bán với mức giá nào? Mục đích ban đầu tại thị trường mục tiêu là chào bán sản phẩm của mình với mức giá không quá cao so với các đối thủ cạnh tranh. Bạn có thể áp dụng chiến lược giá  thâm nhập – chào bán sản phẩm với giá thấp hơn so với một trong các đối thủ cạnh tranh.
Sau khi xác định được mức giá, điều quan trọng hơn nữa là bạn phải giữ mức giá chào hàng của mình ổn định và đáng tin cậy. Việc nâng giá sau này sẽ rất khó nếu bạn chào với mức giá thấp trong lần hợp tác làm ăn đầu tiên. Tuy nhiên, trong thực tế, giá thị trường cũng thường xuyên thay đổi, lên hoặc xuống và vì là người kinh doanh, bạn cũng nên điều chỉnh giá của mình cho phù hợp. Cho dù việc tăng giá là bắt buộc hay cố ý, bạn cũng phải nói rõ lí do cho khách hàng và đối tác thương mại biết. Nhưng những lí do này phải thực sự hợp lí và chấp nhận được.
Việc lựa chọn đồng tiền để tính giá cũng rất quan trọng. Bạn có thể bán hàng theo đồng Việt Nam để tránh sự giao dịch tiền tệ phức tạp và tốn kém với ngân hàng, nhưng phần lớn khách hàng không đồng ý mua hàng theo đồng Việt Nam mà đề nghị sử dụng đồng tiền của nước họ, ví dụ như đồng yên Nhật. Trong trường hợp như vậy, bạn nên chuyển sang dùng những đồng tiền mạnh và ổn định như đồng EU, đô la Mỹ.
 
Báo giá và hoá đơn chiếu lệ :
Bản báo giá bao gồm tên sản phẩm, giá bán, thời gian giao hàng, các điều khoản bán hàng và thanh toán. Một bản báo giá nên bao gồm những mục sau đây:
  • Tên và địa chỉ người mua; số tham chiếu và ngày hỏi hàng của người mua
    •    Liệt kê các mặt hàng được hỏi mua kèm theo mô tả vắn tắt các mặt hàng đó
    •    Giá đơn vị và số lượng từng mặt hàng
    •    Trọng lượng cả bì và trọng lượng tịnh
    •    Điều kiện giao hàng và điều kiện thanh toán
    •    Thời hạn hiệu lực của báo giá
    •    Thời gian rời bến dự kiến và thời gian đến dự kiến.
Thông thường người mua hay yêu cầu người bán gửi hoá đơn chiếu lệ thay vì gửi báo giá. Hoá đơn chiếu lệ không có ý nghĩa thanh toán nhưng về cơ bản việc lập báo giá dưới hình thức một hoá đơn chiếu lệ lại rất quan trọng.
Ngoài những nội dung nói trên, trong hoá đơn chiếu lệ cũng cần kèm theo lời cam kết xác nhận rằng nội dung trong hoá đơn là chính xác và trung thực, và một mục nêu rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá.
Hơn nữa, hoá đơn cũng cần phải ghi rõ là “hoá đơn chiếu lệ”. Vì người nhập khẩu sẽ sử dụng hoá đơn này để làm các thủ tục xin giấy phép nhập khẩu hoặc để huy động tiền hàng
Dưới đây là báo giá mẫu của một công ty bán mặt hàng rổ làm bằng cói cho khách hàng Nhật Bản.
cách làm báo giá xuất nhập khẩu
cách làm báo giá xuất nhập khẩu


Nguồn: xuatnhapkhauvietnam.com
Xem Thêm »